Sage có mùi nồng, ấm và hơi đắng (loại tươi ít đắng hơn loại khô). Sage thích hợp với các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Đối với các loại rau thì sage thích hợp với cà tím (eggplant), cà chua, đậu. Nói chung sage hợp với các món ăn béo và bùi.
1. Về ẩm thực.
- Cây Xô Thơm của nó xuất hiện trong hầu hết các nền ẩm thực phương Tây và cả trong ẩm thực Trung Đông. Lá Xô thơm được sử dụng thích trong hỗn hợp nhồi các món thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng,… làm pho-mát, xúc xích và ướp cá, bò, cừu, heo,… Đối với các loại rau thì Cây Xô Thơm thích hợp với cà tím, cà chua, đậu. Nói chung Cây Xô Thơm hợp với các món ăn béo và bùi.
2. Về y học.
- So với các loại dược thảo truyền thống khác, Cây Xô Thơm là một loại thảo dược được sử dụng trong y học từ lâu đời, chứa những chất kháng sinh tự nhiên và có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin - thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.
- Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Anh phía bắc của Newcastle và Northumbria đã xác nhận nó một cách khoa học: Chiết xuất tinh dầu từ Lá Xô Thơm thực sự làm tăng trí nhớ, đặc biệt là ở những bệnh nhân Alzheimer. Theo đó nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ở 44 người lớn dùng viên nhộng chế từ Cây Xô Thơm. Kết quả não của nhóm người này làm việc tốt hơn so với nhóm dùng các loại dầu khác.
- Được ghi trong dược điển châu Âu, Cây Xô Thơm chứa 1 - 2,5% tinh dầu (gồm các chất chính như monoterpen, thujon, camphor, cineol, borneol, sesquiterpen); 2 - 6% tanin, 1 - 3% flavonoid (luteolin, apigenin, glycosyl flavon); các chất chống oxy hóa như caffeoyl-fructosyl glucosid, caffeoyl-apiosylglucosid,…Công dụng chính Cây Xô Thơm là kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng; dùng dưới dạng trà trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy.
- Theo trang web của trường đại học Y Tự nhiên Clayton cho biết: Cây Xô Thơm phổ biến trong y học dân gian để điều trị viêm họng và hỗ trợ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Bạn có thể đun Lá Xô Thơm thành dạng trà, với hương vị hơi đắng một chút. Để dễ uống hơn, thì cho thêm chút mật ong - một chất khử trùng tự nhiên khiến trà ngon hơn và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới hai tuổi.
- Những nghiên cứu mới cho thấy Cây Xô Thơm có tác dụng giảm sưng đau khi bôi là nhờ acid ursolic, còn các tinh dầu thì tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi và kháng ung thư. Cây Xô Thơm cũng có tác dụng kháng tiết mồ hôi khi bôi ngoài da. Phụ nữ cho con bú không dùng được vì nó kháng tiết sữa. Cây Xô Thơm điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết.
- Phát hiện mới nhất trong 10 năm gần đây là dầu hạt Cây Xô Thơm rất giàu các acid béo omega-3, omega-6 và omega-9 (chứa 20% gamma linoleic acid, gọi tắt là GLA) rất cần cho hoạt động trí não và bảo vệ hệ tim mạch.